1. Đăng tuyển tại Vieclammienphi.vn hiển thị ngay Trang chủ

    Miễn phí và sẽ mãi là như vậy,

    Được chia sẻ miễn phí lên Facebook và nhiều mạng xã hội,

    Hướng dẫn doanh nghiệp Cách tuyển dụng nhanh.
    Dismiss Notice
  2. Hiện tại việc làm miễn phí có rất nhiều việc làm các doanh nghiệp cần tuyển, nếu bạn chưa có việc làm, hãy gửi hồ sơ cho chúng tôi tại chuyên mục Hồ sơ, người tìm việc, sau đó chúng tôi sẽ gửi công việc phù hợp theo yêu cầu của bạn hoàn toàn miễn phí. Tham gia ngay.

Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật là gì?

Thảo luận trong 'Tổng Hợp' bắt đầu bởi Trần Bảo Hà, 2/12/20.

253

  1. Trần Bảo Hà New Member

    Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Vậy hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật là gì?

    QUAN TÂM >> Ký Hợp đồng điện tử bằng chữ ký điện tử

    [​IMG]

    1.Quy định pháp luật về hợp đồng điện tử
    1.1 Hợp đồng điện tử theo quy định pháp luật

    Theo quy định tại Luật giao dịch điện tử năm 2005, hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
    1.2 Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
    - Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử ( phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự) trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
    - Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.
    - Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
    1.3 Giao kết hợp đồng điện tử
    - Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
    - Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

    2. So sánh giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thông
    2.1 Điểm giống nhau giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

    - Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống đều được xác lập, thay đổi và chấm dứt đều dựa trên sự thỏa thuận của các bên.
    - Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống khi giao kết hay thực hiện đều phải tuân thủ những chuẩn mực chung nhất của hợp đồng liên quan tới hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh.
    2.2 Điểm khác nhau giữa hợp đồng điện tử (HĐĐT) và hợp đồng truyền thống (HĐTT)

    XEM THÊM >> So sánh Hợp đồng truyền thống và Hợp đồng điện tử

    [​IMG]

    Mặc dù cũng là một hình thức thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên, vẫn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015 nhưng hợp đồng điện tử vẫn có một số điểm khác so với Hợp đồng truyền thống thông thường.
    ** Căn cứ pháp lý:
    - HĐĐT: Luật giao dịch điện tử năm 2005
    - HĐTT: Bộ luật dân sự năm 2015
    ** Phương thức giao dịch
    - HĐĐT: Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản, được ký bằng chữ ký điện tử
    - HĐTT: Thông thường, hợp đồng truyền thống có các phương thức sau: bằng văn bản, bằng lời nói, bằng hành động, các hình thức khác do hai bên thỏa thuận.
    ** Nội dung
    - HĐĐT: Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thoả thuận về:
    + Yêu cầu kỹ thuật
    + Chứng thực chữ ký điện tử
    + Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật
    - HĐTT:
    + Đối tượng của hợp đồng;
    + Số lượng, chất lượng;
    + Giá, phương thức thanh toán;
    + Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
    + Quyền, nghĩa vụ của các bên;
    + Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
    + Phương thức giải quyết tranh chấp

    Như vậy, bài viết đã giải đáp đầy đủ quy định pháp luật về hợp đồng điện tử. Doanh nghiệp cần lưu ý để áp dụng trong quá trình giao kết hợp đồng

    ĐỪNG BỎ QUA >> Giải đáp đầy đủ về hiệu lực của hợp đồng điện tử
     

Chia sẻ trang này